Quy chế chuyên môn

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD & ĐT BUÔN HỒ               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                  Số: .. /QĐ-HT                                EaDrông, ngày 18 tháng 10 năm 2019


QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hành quy chế chuyên môn Trường THCS Tô Vĩnh Diện

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN  

Căn cứ Điều lệ trường Trung học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2011/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Căn cứ Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ);

Căn cứ Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10  năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

Căn cứ công văn số 8773/BGD&ĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra.

Căn cứ vào công văn số: 193 /PGDĐT-THCS V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

giáo dục THCS năm học 2018-2019 ngày 20 tháng 9 năm 2018 của Phòng giáo dục thị xã Buôn Hồ;

Xét đề nghị của ông Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định Quy chế thực hiện công tác chuyên môn của trường THCS Tô Vĩnh Diện thị xã Buôn Hồ.

Điều 2. Quy chế có hiệu lực áp dụng từ năm học 2018 – 2019.

Điều 3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS Tô Vĩnh Diện có trách nhiệm thi hành quyết định này./.

    Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

H Yim Kriêng

 

 

 

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

(Ban hành kèm theo quyết định số:…/QĐ –HT  ngày 18  tháng 10 năm 2019 của Trường THCS Tô Vĩnh Diện thị xã Buôn Hồ)

 CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

  1. Quy chế này quy định việc thực hiện quy chế chuyên môn tại trường THCS Tô Vĩnh Diện thị xã Buôn Hồ.
  2. Quy chế này áp dụng cho đối tượng là toàn bộ cán bộ giáo viên Trường THCS Tô Vĩnh Diện và các đồng chí giáo viên khác tham gia giảng dạy có thời hạn tại trường THCS Tô Vĩnh Diện.

Điều 2: Mục đích quy chế.

  1. Quy chế nhằm áp dụng thống nhất các quy định về nề nếp chuyên môn giáo viên toàn trường.
  2. Tạo thuận lợi cho tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường trong việc quản lý, tổ chức và chỉ đạo công tác chuyên môn.

Điều 3: Nguyên tắc áp dụng.

Những quy định tại quy chế này được sửa đổi bổ sung khi có sự thay đổi về quy định của pháp luật, các quy định của ngành và các cấp quản lý giáo dục cấp trên.

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH NỀN NẾP CHUYÊN MÔN

Điều 4: Tổ chuyên môn.

– Sinh hoạt chuyên môn : mỗi tổ 02 lần/tháng.

– Tổ trưởng chỉ đạo quản lý tổ chuyên môn thuộc tổ mình quản lý theo quyết dịnh của Hiệu trưởng.

– Hoàn thành và lưu hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định.

– Phân công dạy thay khi được sự nhất trí của BGH.

– Phân công và quản lý việc kiểm tra tập trung theo kế hoạch kiêm rtra của nhà trường.

– Tổ trưởng CM phải nọp báo cáo hoạt động hang tháng của tổ mình, kế  hoạch tháng tới cho chuyên môn vào 28 hàng tháng .

– Chấm thao giảng, chấm thi giáo viên giỏi theo quyết định của Hiệu trưởng phải phân công giáo viên dạy thay nghiêm túc. Hoàn thành hồ sơ các cuộc thi và lưu trữ đầy đủ, khoa học.

– Nộp đề kiểm tra đúng đầy đủ kịp thời theo kế hoạch của chuyên môn. Duyệt đề nghiêm túc trước khi nộp cho chuyên môn.

– Chịu trách nhiệm kiểm tra kế hoạch giảng dạy(Lịch báo giảng) theo tuần, thường xuyên theo dõi việc sử dụng đồ dung dạy học của các thành viên trong tổ.

Điều 5: Soạn bài.

  1. Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, chất l­ượng bài soạn cao. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo sự thống nhất chung của Sở GD&ĐT, của PGD theo tinh thần tập huấn và sự thống nhất bộ môn trong toàn thị xã, phải phù hợp với đối tượng học sinh. Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hư­ớng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.
  2. Các phân môn phải có giáo án riêng . Không soạn gộp, các tiết dạy phải đ­ược đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng theo phân phối chương trình của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, lớp dạy; phải trình đầy đủ đúng thời gian quy định khi có kế hoạch kiểm tra của BGH cũng như tổ trưởng tổ chuyên môn và khi có đoàn kiểm tra của ngành.
  3. Các tiết thí nghiệm thực hành phải đư­ợc chuẩn bị trư­ớc 1 – 2 ngày. Có kế thể hiện trong kế hoạch sử dụng đồ dung dạy học của các nhân.
  4. Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên nộp tr­ước một tuần về tổ, chuyên môn  và có kế hoạch hướng dẫn cho học sinh làm đề cương ôn tập. Đề ra phải sát, đúng trọng tâm chuẩn kiến thức kỹ năng, đánh giá được các trình độ, năng lực của học sinh. Đề ra phải có ma trận đề và h­ướng dẫn chấm bài kiểm tra, phải được soạn cẩn thận  (cần  được thống nhất chung trong cả nhóm về giới hạn kiến thức, yêu cầu nội dung cần đạt, cấu trúc của đề, theo tinh thần đã được tập huấn ở PGD)  và thẩm định đề trước khi kiểm tra .
  5. Cuối mỗi tiết lên lớp nên có phần rút kinh nghiệm để giúp cho lần soạn và lên lớp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
  6. Giáo án đư­ợc thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp trên sổ cỡ A4, soạn trên máy vi tính ( đảm bảo thể thức văn bản theo hướng dấn thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011) . Có thể soạn giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint hoặc Violet, hoặc trên Word. In (giáo án soạn trên PowerPoint hoặc Violet có thể in nhiều side trên 1 trang, in 2 mặt), đóng thành tập để tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ hàng tháng, BGH kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ.
  7. Giáo viên soạn bài trên máy vi tính phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng và phải đủ điều kiện: có máy tính ở gia đình, máy in, thẻ nhớ; tất cả các biểu mẫu thống kê, báo cáo … nộp về nhà trường phải đánh máy. Phải thực hiện số lượng tiết dạy có ứng dụng CNTT tối thiểu 02 tiết/học kỳ. Các đồng chí giáo viên đăng ký tiết dạy ứng dụng CNTT trước khi thực hiện 3 ngày
  8. Giáo viên được sự dụng giáo án cũ theo quy định phải có sự cập nhật bổ sung hang năm.

Điều 6: Lên lớp.

  1. Chuẩn bị giáo án, đồ dung dạy học chu đáo tr­ước khi lên lớp .
  2. Ra vào lớp đúng giờ, khôngvào muộn hoặc ra sớm. nếu vi phạm xử lý theo quy chế xếp loại của tổ chức Công Đoàn.
  3. Tr­ước mỗi tiết học giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số, trực nhật, vệ sinh lớp học và các quy định khác của nhà trư­ờng.
  4. Tư­ thế, trang phục chỉnh tề (theo quy tắc ửng xử văn hóa), khôngđút tay vào túi quần, không sử dụng điện thoại di động; không hút thuốc, không uống rượu bia khi lên lớp hoặc tham gia các hoạt động giáo dục
  5. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh học sinh vắng từng tiết học vào sổ đầu bài. Đồng chí nào thực hiện không nghiêm túc, nếu bị phát hiện từ 2 lần trở lên, sẽ không được xét thi đua tháng. Nhận xét đánh giá tiết học theo đúng quy định.
  6. Trong giờ dạy không đ­ược cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt). Không thi hành kỉ luật học sinh bằng cách gọi lên đứng trên bảng hoặc các hình thức gây tổn thương tâm lý, xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh.
  7. Cuối tiết dạy GV giành 2-5 phút củng cố và h­ướng dẫn học sinh làm việc ở nhà; phê rõ các ­ưu điểm, khuyết điểm và điểm số vào sổ. Những lỗi vi phạm nặng phải báo giáo viên chủ nhiệm xử lý theo quy định và trực tiếp phản ánh với Ban giám hiệu nhà trường.
  8. Hoàn thành ch­ương trình, nội dung tiết dạy đúng thời gian quy định.

Điều 7: Kiểm tra chấm bài cho điểm.

  1. Số lần kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ từng môn học theo đúng  phân phối  chương trình,  quy định của Quy chế đánh giá xếp loại học sinh ban hành kèm theo thông tư  58/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12 tháng 12 năm 2011, các trường hợp đặc biệt báo cáo xin ý kiến Ban giám hiệu.
  2. Bài kiểm tra một tiết và dưới một tiết theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan; bài kiểm tra học kỳ thực hiện theo chỉ đạo của PGD cụ thể theo từng môn học.
  3. Các bài kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu phân hóa được đối tượng, đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra.
  4. Bài kiểm tra phải được chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho học sinh, lời phê phải động viên sự tiến bộ và hướng sửa chữa những tồn tại của học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kì trả trước 1 tuần. Riêng kiểm tra ngữ văn trả theo phân phối của ch­ương trình.
  5. Kết quả học tập của học sinh đ­ược giáo viên bộ môn trực tiếp vào sổ điểm cá nhân hàng ngày, vào phần mềm kịp thời theo sự thống nhất chung của toàn trường.(sẽ thảo luận thời gian cập nhật điểm vào phần mềm ở HNCNVC)
  6. Học sinh nào không được dự kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù. Nghiêm cấm việc cấy điểm cho học sinh.
  7. Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá đ­ược tinh thần thái độ học tập của học sinh. (kiểm tra không lấy điểm, trừ chấm vở soạn bài văn, chấm bài tập làm ở nhà).
  8. Sau khi chấm và trả bài học sinh, giáo viên bộ môn phải hướng dẫn học sinh lưu trữ  bài kiểm tra trong bì kiểm tra  với thời hạn 1 năm.
  9. Kết quả các đợt thi và kết quả tổng kết học kỳ được GVCN thông báo về phụ huynh học sinh.

Điều 8: Thao giảng, thi GVG cấp trường, dự giờ, chuyên đề,

  1. Quy định:

      – Thao giảng (Bắt buộc): thực hiện  theo thông tư 12, mỗi kì một vòng, mỗi vòng 2 tiết. (Đối tượng giảm thao giảng: Nam tuổi từ 55, Nữ từ 50 trở lên. Đối tượng miễn thao giảng: BTC, BGK )

– Dự giờ : GV dự chéo lẫn nhau: ít nhất 18 tiết/năm.

– Thi giáo viên giỏi: thực hiện theo thông tư 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo.  theo công văn hướng dẫn của PGD hàng năm. Và kế hoạch của chuyên môn hàng năm. Ít nhất 2/3 giáo viên mỗi tổ  tham dự Hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Thời gian tổ chức theo kế hoạch của chuyên môn.

–  chuyên đề  mỗi tổ 02 lần/năm;

– Mỗi GV thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng CNTT/kỳ.

– Mỗi giáo viên đăng ký ít nhất 1 tiết dạy tốt/tháng.

      – Tổ trưởng, Tổ phó dự giờ ít nhất 04 tiết/giáo viên/năm.

      – Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng  dự ít nhất 2 tiết dạy/giáo viên/năm. Theo tổ mình được HT phân công quản lý.

  1. Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy.
  2. Tiết dạy đ­ược đánh giá ghi vào phiếu đánh giá giờ dạy theo mẫu quy định của Bộ GD&ĐT. Phiếu đánh giá giờ dạy sẽ đ­ược l­ưu giữ trong hồ sơ xếp loại giáo viên hàng năm.

Điều 9: Sáng kiến kinh nghiệm.

Mỗi ng­ười đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác.

Trong một năm học mỗi giáo viên phải có một sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến hoặc đề tài đ­ược đăng ký với tổ, Ban giám hiệu vào tháng 9 hàng năm và được thực hiện suốt năm học.

Đánh giá sáng kiến, đề tài phải theo đúng h­ướng dẫn của Hội đồng khoa học giáo dục nhà trư­ờng và nộp đúng thời gian quy định.

Những sáng kiến, đề tài phù hợp, có hiệu quả và có khả năng phát triển, áp dụng được rộng rãi nhà trường sẽ có những hình thức khen thưởng thích hợp.

Mỗi giáo viên đăng kí LĐTT trở lên phải tham gia viết SKKN

Điều 10: Kỷ luật lao động.

  1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không vào chậm ra sớm. Thực hiện dạy đúng theo thời khóa biểu, không tự ý đổi giờ hoặc tự ý nhờ người dạy thay (kể cả dạy trái buổi).
  2. Trong các ngày lễ, các hoạt động tập thể toàn trường cán bộ giáo viên phải có mặt trước thời điểm bắt đầu hoạt động 30 phút. Giáo viên có mặt tại trường trước các tiết dạy 15 phút. Giáo viên chủ nhiệm có mặt tại lớp  vào thứ 2 và thứ 7 để hướng dẫn học sinh học tập và sinh hoạt Đội theo kế hoạch của Liên đội.
  3. Cán bộ giáo viên chủ nhiệm phải tham dự tiết chào cờ đầu tuần, hát Quốc ca theo quy định. Cán bộ giáo viên nghỉ buổi, nghỉ tiết xin phép Ban giám hiệu, sau khi BGH đồng ý phải báo cho tổ trưởng để phân công dạy thay, xin đến muộn phải báo cáo Ban giám hiệu (nếu có lý do chính đáng), nếu nghỉ từ 3 ngày trở lên về sức khỏe phải có giấy cho nghỉ của cơ quan y tế (nộp đủ hồ sơ để chuyển lương về bảo hiểm xã hội theo chế độ); Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo.
  4. Cán bộ giáo viên đi công tác; nghỉ ốm, nghỉ việc cá nhân dài ngày khi đến báo cáo Hiệu trưởng phải bàn giao công việc, hồ sơ liên quan về Tổ chuyên môn để phân công người khác thay thế.

Điều 11: Hồ sơ lớp và công tác bảo quản.  

  1. Hồ sơ lớp gồm:sổ đầu bài (chính khoá, thể dục, tự chọn, ôn thi…), sổ ghi biên bản họp lớp, các biên bản xử lý vi phạm của học sinh, sổ liên lạc, sơ đồ chỗ ngồi:
  2. Sổ đầu bài là một trong những hồ sơ quan trọng của lớp (phản ánh tình hình, đánh giá tiết học, nhật ký thực hiện tiến độ ch­ương trình, phản ánh tinh thần thái độ của học sinh ).
  3. Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm cao trong việc lựa chon học sinh ghi chép, bảo quản sổ mượn, trả sổ hàng ngày đúng nơi quy định.Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổng hợp tuần trên sổ đầu bài theo đúng hướng dẫn, báo cáo những sự việc đặc biệt lên Hiệu trưởng. Cuối học kỳ, cuối năm giáo viên chủ nhiệm các lớp nộp sổ đầu bài về Ban giám hiệu lưu giữ lâu dài tại trường.
  4. Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm phải ký khoá sổ, TPTĐ kiểm tra và BGH kí kịp thời vào cuối mỗi tuần.
  5. Khi bị mất mát, h­ư hỏng, Văn thư, Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ sổ sách lớp phải lập biên bản xác minh sự việc, báo cáo Hiệu trư­ởng xin biện pháp xử lý.
  6. Sổ ghi biên bản sinh hoạt do giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ sổ sách lớp bảo quản và ghi chép tất cả các cuộc họp lớp.
  7. Sổ điểm diện tử.

Từ năm học 2018 – 2019 không sử dụng sổ gọi tên và ghi diểm mà sử dụng sổ điểm điện tử trong phần mềm Smas. GV bộ môn phải cập nhật điểm kịp thời và sổ điểm diện tử (Phần mềm Smas)

Điều 12: Các hội thi trong năm.

Căn cứ trên kế hoạch chung của Phòng, trường THCS Tô Vĩnh Diện sẽ cụ thể hóa tổ chức thi cấp trường, thành lập đội tuyển, tổ chức ôn tập theo quy định:

– Giáo viên dạy học phải có HS giỏi môn đó từ cấp trường trở lên, giáo viên dạy giỏi cấp nào phải có HS giỏi cấp đó trở lên.

– Các hội thi còn lại: nhà trường sẽ có quyết định phân công ôn tập cụ thể .

Điều 13: Định mức lao động.

Vận dụng thực hiện theo thông tư : Số 28/2009/TT-BGD ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009, của Bộ giáo dục và đào tạo Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

CHƯƠNG 3: KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT.

Điều 14: Khen thưởng.

Các đồng chí cán bộ, giáo viên thực hiện tốt các quy định trong quy chế này được xét khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất theo các quy định hiện hành.

Điều 15: Xử lý vi phạm.

Các tập thể, cá nhân vi phạm trong các quy định của quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo nghị định 49/2005/NÐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 quy Ðịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số: 40/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005.

Xử lý vi phạm bổ sung : Nếu vắng khhông có  lý do  hoặc lý do không chính đáng  3 buổi trong tháng Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ họp và kỉ luật và đề nghị cấp trên không nâng lương 6 tháng.

CHƯƠNG 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

Điều 16: Điều khoản thi hành.

Quy chế này có hiệu lực kể từ năm học 2018 – 2019. (và bổ sung thêm từ năm học 2019-2020).Trong quá trình thực hiện có vấn đề mới nảy sinh chỉ có Hiệu trưởng mới có quyền điều chỉnh quy chế này./.

                                                                                                        P.HIỆU TRƯỞNG

 

Ngô Xuân Thập